Nếu bạn bị bệnh mạch vành hay mỡ máu cao thì Atorvastatin sẽ là chỉ định đầu tay trong đơn thuốc của bạn. Tuy nhiên, để dùng thuốc an toàn và hiệu quả nhất, giảm tối đa tác dụng phụ của thuốc, bạn cần nắm rõ các lưu ý trong bài viết sau đây!
Atorvastatin là thuốc gì?
Atorvastatin là thuốc điều trị rối loạn mỡ máu nhóm statin có tác dụng giảm cholesterol và chất béo có hại (LDL, triglyceride), tăng cholesterol có lợi (HDL) trong máu, làm chậm tiến triển của mảng xơ vữa và giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim ở người bệnh mạch vành. Vì thế thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp:
- Rối loạn mỡ máu
- Bệnh mạch vành
- Bệnh tiểu đường
- Tiền sử gia đình bị mỡ máu cao
Atorvastatin có rất nhiều hàm lượng. Cụ thể như sau: Atorvastatin 10mg, Atorvastatin 20mg, Atorvastatin 40mg. Một số biệt dược phổ biến thường được sử dụng bao gồm Lipitor, Atovast, Alipid, Atocor, Atorcal…
Bạn có thể tìm mua loại thuốc này ở hầu hết các hiệu thuốc Tây trên toàn quốc. Giá bán Atorvastatin sẽ thay đổi tùy thuộc vào hàm lượng và tên biệt dược. Ví dụ:
- Giá thuốc Lipitor 10mg: 500.000/ hộp 30 viên
- Giá thuốc Atorvastatin 20mg: 210.000 đồng/hộp 30 viên
Tốt nhất bạn nên mua đúng loại mà bác sĩ kê đơn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Atorvastatin có những tác dụng phụ gì hay gặp?
Atorvastatin có thể gây ra một số tác dụng phụ trên hệ thống tiêu hóa, thần kinh, cơ xương, gan… với các dấu hiệu như:
- Tiêu hóa: Buồn nôn, đau vùng thượng vị, ngứa, chán ăn.
- Thần kinh trung ương: Đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, mất ngủ, suy nhược, lú lẫn, giảm trí nhớ.
- Cơ và xương: Đau cơ, đau khớp, viêm cơ, tiêu cơ vân, suy thận thứ phát.
- Gan: Vàng mắt/da, nước tiểu sẫm màu, nặng bụng/đau bụng, buồn nôn/nôn, đi tiểu ít hơn bình thường hoặc vô niệu, phân màu đất sét.
- Các tác dụng phụ khác: sốt, mệt mỏi bất thường giống như bị cảm lạnh, sưng tấy, tăng cân, khát nước, đói, miệng khô, hơi thở mùi trái cây, buồn ngủ, khô da, mắt mờ.
Nếu bạn có bất kỳ các phản ứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ mà không nên chủ quan.
Tác dụng phụ nguy hiểm nhất của thuốc mỡ máu Atorvastatin là gây tiêu cơ vân
Lưu ý cần nhớ khi dùng thuốc Atorvastatin
Dùng Atorvastatin thường xuyên để thuốc phát huy tối đa tác dụng. Hãy nhớ dùng thuốc tại cùng một thời điểm mỗi ngày. Và vẫn phải tiếp tục dùng thuốc này ngay cả khi tình trạng sức khỏe ổn định. Lưu ý rằng: Nếu bạn quên uống một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Cụ thể:
Liều dùng Atorvastatin là bao nhiêu?
Liều lượng Atorvastatin dành cho người lớn để điều trị cholesterol máu cao là 10 – 40 mg, uống 1 lần mỗi ngày, sau đó có thể tăng liều dần dần cho đến khi đạt mục tiêu điều trị. Còn với những người lớn sử dụng để phòng ngừa bệnh tim mạch, liều có thể thay đổi từ 10 mg đến 80 mg, mỗi ngày một lần.
Với trẻ em từ 10-17 tuổi, liều dùng Atorvastatin khởi đầu là 10 mg mỗi ngày, tối đa không quá 20 mg/ngày và được điều chỉnh hàng tháng tùy theo đáp ứng của trẻ.
Uống Atorvastatin vào thời điểm nào là tốt nhất?
Atorvastatin là thuốc có tác dụng kéo dài với thời gian bán thải lên tới 19 giờ. Do đó, bạn có thể tự chọn thời điểm uống thuốc trong ngày cho thuận tiện (uống giữa bữa ăn hoặc sau ăn). Điều quan trọng là bạn nên duy trì uống thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày, nhằm duy trì nồng độ thuốc ổn định trong máu và tránh quên liều.
hải làm sao nếu lỡ quên uống thuốc?
Nếu bạn quên uống một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt, ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Cần tránh những thực phẩm nào khi dùng Atorvastatin?
Trong quá trình sử dụng Atorvastatin, bạn nên tránh ăn bưởi, nho hoặc uống nước bưởi, nước nhỏ. Vì các thực phẩm này sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa, khiến các chất statin bị giữ lại trong cơ thể, làm tăng nồng độ trong máu và có thể gây tiêu cơ.
Ngoài ra, dù không tương tác với thuốc nhưng những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, da, phủ tạng động vật bạn cũng cần hạn chế. Bởi chúng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng mỡ máu hay xơ vữa mạch vành.
Bưởi hay nước ép bưởi làm giảm tác dụng của thuốc Atorvastatin
Atorvastatin có tương tác với các thuốc nào?
Bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu đang dùng các loại thuốc sau đây, bởi chúng có thể gây tương tác làm giảm tác dụng hay làm tăng tác dụng phụ của thuốc:
- Thuốc kháng sinh: cyclosporin, erythromycin.
- Thuốc trị nấm: Itraconazole, ketoconazole
- Vitamin B3 niacin (liều > 1g/ngày).
- Thuốc chống đông máu Warfarin.
- Thuốc điều trị tim mạch Diltiazem
- Thuốc trị gout Colchicin.
- Thuốc kháng lao Rifampicin.
- Thuốc ức chế virus HIV.
Đặc biệt, nếu bạn cũng dùng một số loại thuốc khác để giảm cholesterol (ví dụ thuốc liên kết với axit mật như cholestyramine hoặc colestipol), hãy dùng atorvastatin ít nhất 1 giờ trước hoặc ít nhất 4 giờ sau khi dùng các thuốc này.
Bất kể thuốc tây nào cũng có những tác dụng phụ nhất định, Atorvastatin cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng đúng cách, đủ liều, chắc chắn tác dụng có lợi của Atorvastatin sẽ vượt trội, lấn át tác dụng phụ mà nó có thể gây ra